• About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
Monday, January 25, 2021
  • Login
BLOGBITCOIN
  • Trang chủ
  • Công cụ
  • Đầu tư
  • Sàn giao dịch
  • Ví
No Result
View All Result
BLOGBITCOIN
No Result
View All Result

Ethereum Hard Fork là gì? Tại sao Ethereum Hard Fork lại diễn ra?

Share on FacebookShare on Twitter

Ethereum Hard Fork là gì?

Ethereum Hard Fork là sự kiện thay đổi các quy tắc, luật lệ đang được áp dụng trên chuỗi khối của Ethereum. Nó khiến cho các khối (block), giao dịch được xác nhận bởi quy tắc cũ trở nên không hợp lệ.

Ethereum Hard Fork không giống như nhiều blockchain khác. Các Hard Fork diễn ra trong mạng lưới của Ethereum hầu như đều được lên kế hoạch trước và chuỗi khối mới sẽ đi theo hướng của chuỗi fork ra.

Anh em có thể nhìn hình bên dưới để hiểu hơn:


Có thể anh em quan tâm: Ethereum là gì? Toàn tập về Ethereum cho người mới bắt đầu

Lịch sử Hard Fork của Ethereum

Homestead

Lần Hard Fork đầu tiên của Ethereum được diễn ra vào ngày 14/05/2016 tại block số 1,150,000. Nó đánh dấu sự chuyển đổi giai đoạn phát triển của Ethereum từ Frontier sang Homestead với ba sự thay đổi lớn:

  • Loại bỏ chức năng hợp đồng Canary.
  • Giới thiệu code mới trong ngôn ngữ lập trình Solidity.
  • Giới thiệu ví Mist, cho phép người dùng giữ, chuyển ETH, viết và triển khai hợp đồng thông minh.

DAO Hard Fork

Hard Fork lần thứ hai của Ethereum diễn ra bởi một sự kiện không mong muốn – The DAO Hack.

Để lấy lại số tiền bị hack, Ethereum quyết định Hard Fork. Và kết quả của lần này chia tách chuỗi khối Ethereum thành hai chuỗi khác nhau là Ethereum (ETH) và Ethereum Classic (ETC).

Tất nhiên, ETC chính là chuỗi gốc của Ethereum.

Tham khảo thêm bài viết: Ethereum Classic (ETC) là gì? Toàn tập về đồng tiền ảo ETC

Tangerine Whistle

EIP-150 Hard Fork (a.k.a Tangerine Whistle) là lần thứ ba Hard Fork của Ethereum.

Nó được diễn ra tại khối 2,463,000 vào ngày 18/10/2016 với việc cập nhật lại phí gas trong mạng lưới nhằm giải quyết vấn đề về tấn công dịch vụ Dos.

Spurious Dragon

Ethereum diễn ra lần Hard Fork thứ tư – Spurious Dragon tại block số 2,675,000. Cùng với việc áp dụng chính thức các EIPs mới (EIP-155, EIP-160, EIP-161 và EIP-170) vào chuỗi khối của Ethereum.

Cụ thể:

  • EIP-155: Ngăn chặn giao dịch trên chuỗi khối Ethereum được phát lại trên các chuỗi khối thay thế (testnet).
  • EIP-160: Tăng phí EXP theo độ phức tạp tính toán.
  • EIP-161: Cho phép xóa một số lượng lớn tài khoản trống được đưa vào trạng thái với chi phí rất thấp do các cuộc tấn công DoS trước đó tạo ra.
  • EIP-170: Thay đổi kích thước mã tối đa mà hợp đồng trên blockchain của Ethereum có thể có (24,576 byte).

Byzantium

Đây là Hard Fork thứ năm của Ethereum diễn ra tại block 4,370,000 với sự cập nhật của 9 bản đề xuất EIPs. Việc này nhằm cải thiện các thuộc tính bảo mật, khả năng mở rộng và bảo mật của Ethereum. 

Các EIPs bao gồm: EIP-140, EIP-658, EIP-196 & EIP-197, EIP-198, EIP-211, EIP-214, EIP-100, EIP-649.

Constantinople

Là lần Hard Fork thứ sáu và cũng là một trong các Hard Fork quan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ chế đồng thuận PoW sang PoS của Ethereum.

Sau nhiều lần trì hoãn, ngày 16/01/2019 tại khối 7,080,000 Hard Fork Constantinople đã được diễn ra thành công với sự cập nhật của 4 EIPs với những thay đổi như sau:

  • Tối ưu hoá việc sử dụng gas (EIP-145, EIP-1052).
  • Cho phép kích hoạt các giải pháp layer2 như state channel (EIP-1014).
  • Trì hoãn độ khó và giảm phần thưởng khối từ 3ETH về 2ETH cho mỗi block được khai thác (EIP-1234).

Istanbul

Đây là lần Hard Fork gần nhất của Ethereum diễn ra tại khối 9,069,000 với cập nhật của 6 bản đề xuất EIPs.

  • EIP-152: Kích hoạt khả năng tương thích với ZCash và các blockchain sử dụng Equihash khác.
  • EIP-1108: Giảm phí gas cho STARKs và SNARKs.
  • EIP-1344: Bổ sung hệ thống ID ngăn chặn các cuộc tấn công phát lại giữa các blockchain khác nhau.
  • EIP-1844: Tăng chi phí gas của một số hoạt động EVM chuyên sâu nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công spam và đạt sự cân bằng tiêu thụ khí/tài nguyên tốt hơn.
  • EIP-2028: Việc triển khai các hợp đồng thông minh zk-SNARK và zk-STARK trở nên rẻ hơn.
  • EIP-2200: Thay đổi cách tính chi phí lưu trữ trong EVM.


Tại sao Ethereum Hard Fork diễn ra?

Hard Fork diễn ra để thực hiện các thay đổi mới, thêm các tính năng mới nhằm cải thiện hệ thống mạng lưới của Ethereum trở nên tốt hơn.

Các Hard Fork của Ethereum đều được lên kế hoạch trước theo roadmap (lộ trình phát triển) từ những ngày đầu tiên. Nên thường Hard Fork của Ethereum rất ít khi gặp trục trặc bởi họ chuẩn bị rất kỹ.

Mặc dù có một số Hard Fork xảy ra nằm ngoài dự định, nhưng Ethereum vẫn tiếp tục tiến gần hơn với việc chuyển sang cơ chế đồng thuận PoS của mình.

Trong tương lai, Ethereum cần thêm hai Hard Fork nữa là Berlin & London để chính thức hoàn thành quá trình chuyển sang PoS.

Có thể anh em quan tâm: Proof of Stake (POS) là gì? Làm thế nào để đào coin POS?

Ảnh hưởng Hard Fork đến Ethereum

Giá ETH

Giá ETH gần như không tăng quá nhiều mỗi khi Hard Fork được diễn ra, thậm chí còn giảm nhẹ.

Dapps

Tất cả các dapp trên Ethereum cần cập nhật kịp thời bản phần mềm mới nhất tương thích với chuỗi khối sau khi Hard Fork.

Nếu không, smart contract của Dapps sẽ không thể hoạt động trên chuỗi khối mới.

Miner

Cứ mỗi lần Hard Fork xảy ra, Ethereum tiến gần hơn với Proof of Stake (PoS). Vì thế, vị thế của miner trong mạng lưới của Ethereum ngày càng yếu đi.

Bởi vì, lợi nhuận khai thác thấp hơn việc staking ETH, khiến một số miner sẽ dừng khai thác ETH có thể gây ảnh hưởng nhẹ đến bảo mật mạng lưới trong thời gian ngắn.

Lời kết

Hy vọng thông qua bài viết này, anh em đã hiểu rõ hơn về Hard Fork của Ethereum từ khi xuất hiện đến nay. 

Nếu anh em có thắc mắc gì hãy bình luận ở dưới bài viết này, mình và đội ngũ Coin98 sẽ phản hồi nhanh nhất có thể.

Bây giờ, xin tạm biệt và hẹn gặp lại anh em trong các bài viết sắp tới!

admin

admin

Related Posts

Đầu tư

The Graph (GRT) là gì? Toàn tập về tiền điện tử GRT

October 3, 2020

Đầu tư

NFT Meets Defi – Sự kết hợp giữa NFT và DeFi 

October 2, 2020

Đầu tư

Rarible: Thế lực mới trong thị trường nền tảng giao dịch NFT

October 2, 2020

Đầu tư

Rủi ro trong AMM và những điều anh em nên biết

October 2, 2020

Coin MLM là gì? Có nên đầu tư vào coin MLM?
Đầu tư

Coin MLM là gì? Có nên đầu tư vào coin MLM?

October 2, 2020

Trong bài viết này, anh em cùng mình đi tìm hiểu về bản chất của những đồng Coin MLM để...

Ethereum 2.0 – Sự ảnh hướng của Ethereum 2.0 đến giá ETH
Đầu tư

Ethereum 2.0 – Sự ảnh hướng của Ethereum 2.0 đến giá ETH

October 2, 2020

Trước khi đi tìm hiểu về hard fork Istanbul cũng như cập nhật Ethereum 2.0 thì anh em hãy cùng...

Next Post
Coin MLM là gì? Có nên đầu tư vào coin MLM?

Coin MLM là gì? Có nên đầu tư vào coin MLM?

Rủi ro trong AMM và những điều anh em nên biết

Rarible: Thế lực mới trong thị trường nền tảng giao dịch NFT

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

    • About
    • Advertise
    • Privacy & Policy
    • Contact

    No Result
    View All Result
    • Trang chủ
    • Công cụ
    • Đầu tư
    • Sàn giao dịch
    • Ví

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Create New Account!

    Fill the forms bellow to register

    All fields are required. Log In

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In